XUÂN MẬU TUẤT TRÊN QUÊ HƯƠNG TẢ PHỜI

ở xã Tả Phời nói riêng đã sinh sống gắn bó với tự nhiên, thân thiết với bản làng, núi đồi, ruộng đồng, nương rẫy. Bên cạnh đó, đây còn là mảnh đất hiền hòa đầy thân thương và có nhiều phong tục tập quán, lễ hội truyền thống tốt đẹp. Lễ hội Xuống đồng là một nét đẹp văn hóa rất riêng ra đời từ thế kỉ XIX, được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng người dân tộc Tày, Nùng, Dao, Giáy ở xã Tả Phời và mang đậm dấu vết tín ngưỡng phồn thực.
Hằng năm, cứ đúng ngày Thìn của đầu xuân năm mới thì Lễ hội Xuống đồng được tổ chức với ý nghĩa tâm linh cầu cho mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu, mọi nhà mạnh khỏe, trên dưới một lòng cùng nhau xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Những người cao tuổi trong xã sẽ chọn một khu đất rộng, bằng phẳng tại giữa cánh đồng để tổ chức lễ hội – đây cũng là nơi xây miếu thờ thần linh của cả bản làng. Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Điều đặc biệt ở đây là mỗi gia đình trong thôn sẽ tự chuẩn bị một mâm lễ thật trang trọng để cúng tế. Mâm lễ ấy được chuẩn bị cẩn thận, chu đáo từ chính những sản vật của quê hương như xôi, gà, rượu, thịt lợn, bánh chưng và một bát nước trong có để một đồng xu tượng trưng sự sung túc về tiền bạc, ngoài ra có thêm hương hoa, tiền vàng, bánh kẹo. Sau khi chuẩn bị song, nhà nhà sẽ tập trung và rước cỗ theo đoàn từ nhà văn hóa xã ra miếu thờ. Người đội lễ phải là những thanh niên chưa vợ, chưa chồng, mặc trang phục dân tộc.

Ảnh Các mâm lễ trang trọng trong ngày hội Xuống đồng

Ảnh 1: Cô gái chưa chồng mặc trang phục đội lễ 
 
 Phần Lễ là phần mở đầu của Lễ hội Xuống đồng. Dù được tổ chức ở bất cứ nơi nào, quy mô lớn hay nhỏ, phần lễ vẫn giữ nguyên các nghi thức cúng lễ, mở đầu bằng lễ cầu mùa, thầy cúng đọc các bài khấn rồi vẩy nước ra khắp bốn phương tượng trưng cho nước thiêng từ mường trời tưới xuống nhân gian cho cây tươi tốt, cho ruộng nương được mùa để tất cả người dân bản mường được hưởng phúc. Cúng xong, thầy mo tay cầm bát nước tay kia cầm dao lia bốn lần trên bát nước, cắt ngang dọc theo bốn phương tám hướng. Thầy mo ngậm nước phun theo các phương, tay cầm bạc trắng vảy bốn hướng.

 

 Ảnh : Chuẩn bị cho nghi thức cúng lễ

Tiếp sau là nghi thức “Xuống đồng”, đây là phần quan trọng nhất của lễ hội. Tại mảnh ruộng tốt, một lão nông giỏi nhất sẽ đánh trâu cày những đường cày đầu tiên để bắt đầu một vụ mùa mới. Tiếp theo là bác Chủ tịch xã sẽ cày động thổ để động viên bà con có tinh thần tốt bước vào vụ mùa. Theo phong tục, sau lễ hội này các gia đình mới bắt đầu làm mùa.

       
       

    
Ảnh: Lão nông cày đường cày đầu tiên  và cày động thổ

Làm lễ xong ở giàn cúng chính, thầy mo đến cúng ở chân cột còn. Cúng xong thầy mo tung cao hai quả còn cho các chàng trai tranh cướp. Ai cướp được quả còn đầu tiên thì người đó được ném còn lên vòng. Người nào ném rách phông giấy thì được thưởng ba vuông vải đỏ, quả còn đó được thầy mo rạch ra lấy các loại hạt bên trong trộn với thúng thóc rang để sẵn trước đó tung lên trên đám đông người dự hội. Mọi người ai cũng muốn hứng lấy phần nhiều để được may mắn trong cả năm.
Phần hội được bắt đầu bằng các điệu múa và các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc của người người Dao, người Dáy, Sa Phó. Tiếp đến là các trò chơi, ở đây đa số là trò chơi dân gian. Đầu tiên là trò chơi ném còn, hai đôi nam thanh nữ tú được vinh dự ném quả còn đầu tiên, sau đó tất cả mọi người đều được tham gia. Những chiếc còn xinh xắn rực rỡ sắc màu với những tua vải dài lê vút lên không trung hướng đến hồng tâm trên ngọn nêu nơi có hai vòng tròn cao thấp tượng trưng cho Âm – Dương cái gốc của vũ trụ và sinh ra vạn vật. Chiếc còn được rời tay của người chủ hội đã bắt đầu cho cuộc vui. Trai gái xúm lại bên những chiếc còn, đón nhận bằng tình cảm, bằng sự chờ đợi. Ai cũng hy vọng chiếc còn của mình đi qua hồng tâm để Âm – Dương giao hoà mùa màng được tươi tốt. Và bên kia là những đôi mắt, những bàn tay xinh đang chờ đợi chiếc còn trao gửi tình cảm của người mình thương yêu. Tiếp theo là các trò chơi như nhảy bao bố, kéo co, đẩy gậy…

 
   
Ảnh: Điệu múa quạt của dân tộc Giao

Phần thưởng cho các cuộc thi thường là mâm cỗ ngon nhất hội cho những ai thắng cuộc tuy nhiên người chiến thắng lại đem chia cho tất cả mọi người cùng hưởng phúc lộc ngày xuân.
  Đến tầm chiều muộn, lễ hội Xuồng Đồng khép lại, hứa hẹn một năm mới với hi vọng bình an, mùa màng tươi tốt. Người dân sau lễ hội như được tiếp thêm sức lực để tiếp tục lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất, làm giàu cho bản thân, gia đình và toàn xã hội. 
  Lễ hội xuống đồng không chỉ mang lại cho người dân niềm hi vọng một vụ mùa bội thu và cuộc sống ấm no trong năm mới mà còn góp phần thể hiện nếp sống đẹp của nhân dân các dân tộc ở Tả Phời trong việc bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Tác giả: Lưu Đức Chung

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *